Trọng Tải Xe Là Gì? Trọng Tải Và Tải Trọng Có Gì Khác Biệt

28/12/202214722

Trọng tải và tải trọng là hai khái niệm tưởng rằng giống nhau nhưng không phải. Trọng tải xe là gì? Tải trọng là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay cùng Vimid trong bài viết này.

Trọng tải xe là gì?

Trọng tải là một trong những khái niệm quen thuộc đối với xe ô tô, đặc biệt là xe tải. Trọng tải là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng. Đối với xe tải, trọng tải là thông số mà mọi tài xế, chủ xe cần nắm và hiểu rõ.

Khoản 8, điều 3 Nghị định 86/2014 NĐ – CP định nghĩa rõ về trọng tải.Trọng tải xe là khối lượng hàng hóa tối đa mà xe được chở theo quy định.

Trọng tải này được các nhà sản xuất tính toán và có quy định rõ ràng. Quy định này sẽ giúp xe vận hành tốt nhất, máy móc hoạt động bền bỉ và mạnh mẽ hơn. Xe quá trọng tải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xe, khiến xe bị hỏng hóc, xuống cấp. Đồng thời việc chở quá trọng tải cũng khiến xe mất an toàn khi vận chuyển.

Trọng tải là một trong yếu tố mà hầu hết các khách hàng quan tâm. Vì trọng tải sẽ quyết định tới mặt hàng vận chuyển. Vì thế, đây là yếu tố quan trọng, tiên quyết mà chủ xe lựa chọn.

Trọng tải xe là gì?Các xe thường xuyên bị kiểm tra trọng tải trên đường vận chuyển

Xe tải có nhiều loại trọng tải khác nhau, chia ra như sau:

  • Xe có trọng tải dưới 5 tấn bao gồm: 1 tấn, 1.5 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 3.5 tấn...
  • Xe có trọng tải dưới 10 tấn: 5 tấn, 5.5 tấn, 6 tấn, 7 tấn, 8 tấn, 9 tấn...
  • Xe có trọng tải trên 10 tấn: 15 tấn, 18 tấn, 20 tấn, 30 tấn...

Mối loại trọng tải sẽ quy định số lượng hàng hóa mà xe có thể chở tối đa. Vì vậy, tùy vào mục đích sử dụng, loại hàng hóa mà bạn lựa chọn loại xe phù hợp.

Trọng tải xe là gì? Tải trọng là gì? Trọng tải và tải trọng có sự khác biệt gì?

Hầu hết với người ngoài ngành vận tải, lái xe mới dễ nhầm lẫn giữa tải trọng và trọng tải. Mặc dù có vẻ giống nhau nhưng hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

Trọng tải là khả năng chuyên chở hàng hóa, số lượng người tối đa mà xe được phép vận chuyển. Trọng tải mỗi loại xe sẽ được thể hiện trong đăng kiểm xe cơ giới.

Ví dụ: xe có trọng tải là 15 tấn thì khối lượng lớn nhất mà xe có thể chở là 15 tấn

Tải trọng là khối lượng hàng hóa thực tế mà phương tiện vận tải đang vận chuyển. Vì thế, tải trọng chỉ tính khối lượng của các loại hàng hóa mà xe đang chuyển chở.

Hai khái niệm đều liên quan đến khối lượng hàng hóa. Nhưng một khái là khối lượng được phép tối đa, một cái là khối lượng hiện đang vận chuyển. Các lái xe, chủ xe phải nắm thật rõ cái này không chỉ bảo vệ xe hoạt động tốt còn tránh bị phạt khi xe bị quá trọng tải.

Những mức xử phạt đối với xe khi vượt quá trọng tải

 Những mức xử phạt đối với xe khi vượt quá trọng tải

Do là một trong yếu tố quan trọng quyết định tới độ an toàn của xe khi tham gia giao thông. Vì thế, trọng tải xe được kiểm soát rất kỹ, đặc biệt pháp luật còn quy định rõ ràng các mức xử phạt nếu các phương tiện vận chuyển vượt quá trọng tải.

 * Quy định mức phạt người điều khiển xe tải vượt quá trọng tải cho phép

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 31/12/2019 quy định về mức phạt người điều khiển xe tải, xe đầu kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc)... khi vượt quá trọng tải số tiền lên tới 40 triệu đồng.

Cụ thể các mức phạt này phụ thuộc vào tỷ lệ vượt quá trọng tải và loại xe như sau:

+ Phạt 800.000 đồng – 1 triệu đồng: Xe vượt quá trọng tải từ 10% - 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và 20% - 30%) với xe xi tec chở chất lỏng.

+ Phạt 3 triệu – 5 triệu và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng: Xe vượt quá 30 % - 50% trọng tải

+ Phạt tiền từ 5 triệu – 7 triệu, tước quyền sử dụng giấy phép từ 1- 3 tháng: Xe tải vượt quá 50% - 100% trọng tải.

+ Phạt từ 7 triệu – 8 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng nếu xe vượt quá tải 100% – 150%.

+ Phạt từ 8 – 12 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3-5 tháng khi xe vượt trọng tải cho phép 150%

* Quy định mức phạt của cá nhân/tổ chức sở hữu xe vi phạm

Phạt 2-4 triệu với cá nhân, 4-8 triệu với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để người làm công hoặc người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép: 10-30% với xe thông thường, 20-30% với xe xi téc chở chất lỏng.

Phạt 6-8 triệu với cá nhân, 12-16 triệu với tổ chức với hành vi giao phương tiện hoặc để người làm công... điều khiển xe xe chở hàng vượt trọng tải từ 30-50%.

Phạt 14-16 triệu với cá nhân, 28-32 triệu với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để người khác điều khiển xe xe chở hàng vượt trọng tải từ 50-100%.

Phạt 16-18 triệu với cá nhân, 32-36 triệu với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để người làm công... điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải: 100 – 150%

Phạt 18-20 triệu với cá nhân, 36-40 triệu với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải trên 150%.

Hi vọng những thông tin đầy đủ trên sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về trọng tải xe là gì? Qua đó phân biệt được tải trọng và trọng tải khi tìm hiểu, vận hành xe tải. Liên hệ ngay Vimid để được tư vấn hỗ trợ về các thông tin về xe tải, xe ben…

TAG :

Yêu cầu tư vấn


Đối tác

Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác

19001089

Zalo