VIMID nhận giải Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
13/12/2024757
Mục lục [Ẩn]
Quy định mới về xe quá tải trọng, xe quá khổ có hiệu lực từ ngày 01/02/2024 đã được Bộ Giao thông Vận tải ban hành có những điểm gì cần lưu ý? Để các bác tài nắm bắt được thông tin nhanh gọn, VIMID đã tổng hợp và cung cấp thông tin cho độc giả qua bài viết sau:
Ngày 13/12/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ.
Thông tư này tập trung vào việc quản lý lưu thông của các loại xe như xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, và xe bánh xích trên đường bộ, cũng như vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông
Xe quá tải trọng của đường bộ (được gọi là xe quá tải) được xác định là phương tiện cơ giới đường bộ thỏa mãn ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
Có tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) vượt quá mức quy định trên biển báo hiệu "hạn chế trọng tải toàn bộ xe" hoặc "Loại xe hạn chế qua cầu" tại các vị trí có một trong hai loại biển báo hiệu nêu trên;
Có tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) vượt quá mức quy định về giới hạn tổng trọng lượng của xe tại Điều 17 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT tại các vị trí không có cả hai loại biển báo hiệu được quy định tại điểm a khoản 1 của Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT;
Có tải trọng trục xe vượt quá mức quy định trên biển báo hiệu "Hạn chế tải trọng trên trục xe" hoặc "Tải trọng trục hạn chế qua cầu" tại các vị trí có một trong hai loại biển báo hiệu nêu trên;
Có tải trọng trục xe vượt quá mức quy định về giới hạn tải trọng trục xe tại Điều 16 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT tại các vị trí không có cả hai loại biển báo hiệu được quy định tại điểm c khoản 1 của Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.
Xe quá khổ giới hạn của đường bộ (được gọi là xe quá khổ) được xác định là phương tiện cơ giới đường bộ thỏa ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
Chiều dài vượt quá mức quy định trên biển báo hiệu "Hạn chế chiều dài xe" hoặc "Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi- rơ-moóc" tại các vị trí có một trong hai loại biển báo hiệu nêu trên;
Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe tại các vị trí không có cả hai loại biển báo hiệu được quy định tại điểm a khoản 2 của Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT;
Chiều rộng vượt quá mức quy định trên biển báo hiệu "Hạn chế chiều ngang xe" tại các vị trí có loại biển báo hiệu nêu trên;
Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét tại các vị trí không có loại biển báo hiệu được quy định tại điểm c khoản 2 của Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT;
Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên vượt quá mức quy định trên biển báo hiệu "Hạn chế chiều cao" tại các vị trí có loại biển báo hiệu nêu trên;
Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét, đối với xe chở container lớn hơn 4,35m tại các vị trí không có loại biển báo hiệu được quy định tại điểm đ khoản 2 của Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.
Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe thỏa ít nhất một trong các điều kiện được quy định tại (1) hoặc kích thước bao ngoài thỏa ít nhất một trong các điều kiện được quy định tại (2) khi tham gia giao thông trên đường bộ sẽ được coi là xe quá tải trọng hoặc xe quá khổ giới hạn.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Xem đầy đủ nội dung Thông tư số 35/2023/TT-BGTVT tại đây.