Doanh nhân Nguyễn Vũ Trụ - Top 10 Doanh nhân Trẻ Thăng Long 2024: Khẳng định giá trị và tầm nhìn chiến lược
03/10/20241224
Mục lục [Ẩn]
Việc tuân thủ các quy định về giấy phép lái xe ô tô là vô cùng quan trọng. Hành vi điều khiển xe ô tô mà không có giấy phép lái xe không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức phạt mới nhất đối với lỗi không có giấy phép lái xe ô tô.
Giấy phép lái xe ô tô (hay thường gọi là bằng lái xe ô tô) được xem là một trong những giấy tờ quan trọng nhất đối với các lái xe khi tham gia giao thông tại Việt Nam. Đây là một loại giấy phép được cấp bởi cơ quan có Nhà nước có thẩm quyền cho phép các cá nhân Việt Nam hoặc người nước ngoài điều khiển các loại xe ô tô nhất định tại Việt Nam.
Trong bằng lái xe ô tô sẽ ghi rõ hạng của giấy phép lái xe, từ đó sẽ quy định các loại phương tiện mà người lái được phép điều khiển. Hiện nay, giấy phép lái xe ô tô được phân thành sáu hạng như sau: B1, B2, C, D, E và F. Mỗi hạng giấy phép này sẽ quy định những loại phương tiện mà người lái được phép điều khiển.
Tùy theo nhu cầu và khả năng điều điều khiển xe của từng người, họ có thể lựa chọn các hạng giấy phép khác nhau để thực hiện việc tham gia giao thông an toàn và đúng quy định.
Bằng lái xe ô tô là một trong những giấy tờ bắt buộc mà lái xe phải có khi điều khiển xe ô tô trên đường tại Việt Nam. Nếu như không có bằng lái xe ô tô mà vẫn điều khiển xe trên đường thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, các mức phạt sẽ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Tùy theo các tình huống cụ thể, hành vi điều khiển xe ô tô không có bằng lái xe có thể xác định là hành vi vi phạm hành chính về lỗi “Không có bằng lái xe” hoặc lỗi “Không mang theo bằng lái xe”.
Khi điều khiển ô tô tham gia giao thông bị cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra
giấy tờ mà người lái xe không mang theo bằng lái xe, nếu đến thời hạn giải quyết vụ việc mà người lái xe vẫn không xuất trình được bằng xe được xác định là lỗi “không có giấy phép lái xe” khi tham gia giao thông.
Trường hợp người lái xe có bằng lái ô tô nhưng lại điều khiển loại xe không đúng hạng được cấp thì cũng bị xác định và xử phạt tương tự như đối với lỗi không có giấy phép lái xe.
Ví dụ: Anh A có bằng lái xe ô tô hạng B1 nhưng lại điều khiển xe ô tô hạng C nên trong trường hợp này cũng sẽ bị xác định và xử phạt như đối với lỗi không có giấy phép lái xe.
Theo Nghị định 123/2021 mới nhất, bổ sung và sửa đổi của Nghị định 100/2019 NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô và các loại phương tiện tương tự như xe ô tô nhưng không có Giấy phép lái xe, sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, sẽ bị xử phạt tiền với mức từ 10 – 12 triệu đồng.
Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, người lái xe ô tô còn phải chịu tạm giữ xe trong vòng 7 ngày kể từ ngày tạm giữ và không quá 30 ngày. Trường hợp có nhiều tình tiết cần xác minh thêm, theo quy định tại Điều 82 nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 8, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Tuy nhiên, nếu như người lái xe ô tô đã bị tạm giữ bằng lái và đang trên đường lái xe ô tô về thì lại bị kiểm tra thì họ sẽ không bị tính là điều khiển phương tiện không có bằng lái xe ô tô.
Việc không mang theo bằng lái xe ô tô khi điều khiển phương tiện là lỗi phổ biến mà nhiều người thường mắc phải dù là khách quan hay chủ quan. Trong trường hợp này, người lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện trong vòng 7 ngày kể từ ngày bị tạm giữ và không quá 30 ngày, tương tự như: trường hợp không có bằng lái xe ô tô.
Trường hợp người lái xe xuất trình được giấy phép lái xe đến thời hạn giải quyết vụ việc, họ sẽ bị phạt tiền từ: 200.000 đồng đến 400.000 đồng cho lỗi không mang theo giấy phép lái xe, theo quy định tại khoản 3, Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Không chỉ người lái xe không có bằng bị phạt theo các quy định trên, mà đối với chủ phương tiện ôtô cũng có thể bị liên đới trách nhiệm. Căn cứ điểm h, khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Áp dụng mức phạt tiền từ: 4 – 6 triệu đồng đối với cá nhân, và từ 8 – 12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ phương tiện: ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện lái xe theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông.
Lưu ý: Trong trường hợp người không có giấy phép lái xe ô tô không phải là chủ sở hữu nhưng trong trường hợp xe đó là do bị trộm, cướp thì chủ phương tiện sẽ không bị xử phạt hành chính.
Việc điều khiển xe ô tô mà không có giấy phép lái xe là một hành vi vi phạm nghiêm trọng và sẽ bị xử phạt nặng. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác, hãy luôn mang theo giấy phép lái xe hợp lệ khi điều khiển phương tiện.
Hy vọng rằng bài viết này VIMID đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về mức phạt với lỗi không có giấy phép lái xe ô tô mới nhất.