VIMID chúc mừng Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 - Trao yêu thương cho phái đẹp
20/10/2024637
Mục lục [Ẩn]
Xe tải 2 cầu là một trong những loại phương tiện vận chuyển hàng hóa quan trọng trong ngành công nghiệp giao thông và vận tải. Với khả năng vận hành trên mọi địa hình và tải trọng lớn, xe tải 2 cầu đóng vai trò quan trọng trong việc chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Nhưng bạn có bao giờ tò mò về ưu điểm và nhược điểm của loại xe này? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá xe tải 2 cầu là gì, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại xe tải này và tầm quan trọng của nó trong ngành vận tải hiện đại.
Trên thị trường ô tô, xe vận tải khái niệm xe 2 cầu, và xe 1 cầu khá phổ biến. Các bác tài, chủ xe, người trong ngành vận tải vô cùng quen thuộc với khái niệm này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại hình xe tải 1 cầu và 2 cầu này.
Cầu xe tải là gì?
Để hiểu được xe tải 2 cầu là gì, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm cầu xe là gì trước. Cầu xe chính là một bộ phận hình cầu, được đặt giữa trục kim loại nối 2 bánh xe ô tô với nhau. Bên trong bộ phận hình cầu ấy là hệ thống vi sai (hệ thống bánh răng).
Hệ thống bánh răng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của xe ô tô, xe tải. Hệ thống giúp nối liền 2 bánh xe sau của ô tô với động cơ thông qua láp ngang và láp dọc. Nhiệm vụ chính của hệ thống bánh răng là giúp cho hai bánh xe hoạt động một cách độc lập, tránh được tình trạng lật xe khi vào khúc cua.
Cấu tạo thông thường của một chiếc xe ô tô, hay xe tải thường gồm ít nhất 2 trục bánh xe, tương đương số lượng trục là 2 cầu xe cho 4 bánh xe.
Cầu xe gồm có cầu trước và cầu sau. Cầu trước là ở giữa 2 trục của 2 bánh xe phía trước. Cầu sau nằm giữa trục bánh xe phía sau.
Xe 2 cầu là xe sở hữu hệ dẫn động 4 bánh. Đặc biệt lực từ động cơ sẽ được dẫn tới cả 4 bánh xe. Nếu xe 1 cầu là chỉ có một cầu phía trước hoặc một cầu phía sau thì xe 2 cầu sở hữu cả 2 cầu ở cả 2 trục bánh xe trước và sau. Thiết kế xe ô tô có 2 cầu sẽ giúp xe chuyển động vô cùng êm ái, thuận lợi trên cả những con đường địa hình khó khăn.
Xe tải 2 cầu gồm có hai loại:
* Xe tải có hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD
Lực từ động cơ sẽ được truyền tới cả 4 bánh xe tải. Do đó xe vận hành linh hoạt giữa các trục (trục trước, trục sau) trong mọi cung đường.
* Xe tải có hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD
Hệ dẫn động này chủ yếu sử dụng cho xe ô tô, xe tải thường xuyên di chuyển trên các tuyến đường gồ ghề, địa hình khó khăn, phức tạp. Các tài xế phải lựa chọn sử dụng dẫn động 1 cầu hoặc hai cầu một cách thủ công. Tuỳ vào điều kiện thực tế, các bác tài phải lựa chọn chuyển đổi giữa 2 loại dẫn động trên.
Xe 2 cầu luôn nhận được sự quan tâm, săn đón của các lái xe và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải. Nguyên nhân của điều đó xuất phát từ những ưu điểm vượt trội và xe 2 cầu mang lại. Xe 2 cầu vẫn luôn được đánh giá là dòng xe tải mạnh mẽ hơn, khả năng chở tải cao hơn dòng xe tải 1 cầu.
Xe tải 2 cầu có nhiều ưu điểm nổi bật
Ngoài những ưu điểm vượt trội ở trên. Xe 2 cầu cũng có một số nhược điểm khiến cho nhiều khách hàng khá phân vân khi lựa chọn.
Tuy có vài nhược điểm, nhưng ưu điểm vượt trội nên xe 2 cầu vẫn là lựa chọn hàng đầu.
Lời kết
Với những thông tin trên, Vimid đã khái quát được xe tải 2 cầu là gì? ưu và nhược điểm. Đây là trang bị hiện đại đảm bảo an toàn, linh hoạt cho xe tải hoạt động ổn định. Tuy đắt nhưng xắt ra miếng. Nếu bạn đang phân vân giữa xe 1 cầu hay 2 cầu thì hãy cân đối thật kỹ nhé!