VIMID nhận giải Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
13/12/2024747
Mục lục [Ẩn]
Turbo là một thành phần quan trọng trong hệ thống động cơ của xe tải giúp tăng hiệu suất hoạt động. Vậy turbo xe tải là gì? turbo tăng áp xe tải là gì? giá thành hiện tại ra sao? Cùng tìm hiểu kỹ thông tin qua bài viết này nhé!
Turbo tăng áp trên ô tô, còn được gọi là Turbocharger hoặc bộ tăng áp động cơ ô tô, là một thiết bị quan trọng trong hệ thống động cơ. Nó chủ yếu hoạt động bằng cách tiếp nhận dòng khí động cơ với nhiệt độ và tốc độ cao, tạo ra sức mạnh bằng cách quay cánh tuabin. Điều này giúp cung cấp thêm không khí cho động cơ so với hệ thống động cơ hút khí tự nhiên.
Turbo tăng áp có chức năng chính là tăng áp suất động cơ mà không cần phải tăng dung tích xi lanh hoặc số lượng xi lanh. Theo lý thuyết, nó có khả năng tăng công suất động cơ lên đến 50%, tuy nhiên, trong thực tế thường đạt được mức tăng khoảng 30-40%. Điều này giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả của động cơ mà không làm tăng kích thước hay trọng lượng của nó.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thường thì turbo tăng áp được đặt trên đường ống xả của động cơ.
Nguyên lý hoạt động của turbo tăng áp là khi khí xả từ động cơ được đẩy ra, nó làm quay tuabin của bộ turbo. Cả hai cánh, tuabin và cánh bơm, được kết nối với nhau qua một trục, đồng thời quay cùng một lúc.
Cánh bơm của turbo tăng áp có nhiệm vụ hút không khí sạch để nạp vào động cơ. Vì vậy, khi lượng khí thải xả tăng lên, cánh tuabin quay nhanh hơn, từ đó cánh bơm cũng quay nhanh hơn, đẩy lượng khí vào động cơ nhiều hơn, giúp tăng công suất động cơ.
Để tránh tình trạng hút khí với áp suất và nhiệt độ quá cao, gây tăng thể tích và giảm mật độ oxy, một bộ làm mát thường được lắp đặt phía trước xe để làm mát khí trước khi nạp vào động cơ.
Do turbo tăng áp nằm trên đường ống xả, vì vậy thường được trang bị van an toàn để ngăn chặn áp suất khí tăng cao gây hiện tượng áp suất dội ngược vào buồng đốt.
Turbo tăng áp thường có hình dạng xoắn ốc và bao gồm các thành phần cơ bản như cánh tuabin, cánh bơm, trục, ổ bi đỡ, và hệ thống đầu bôi trơn trục turbo.
Cấu tạo bên trong được thiết kế với cánh tuabin và cánh bơm đặt ở hai khoang riêng biệt và liên kết với nhau thông qua một trục. Cánh tuabin thường đặt ở khoang kết nối với cổ gióp nhận lực đẩy từ dòng khí xả của động cơ. Ngược lại, cánh bơm được đặt ở khoang đối diện.
Các thành phần này hoạt động cùng nhau để tăng áp cho không khí trước khi nạp vào động cơ, giúp cải thiện hiệu suất và công suất của động cơ ô tô.
Turbo xe tải đơn được thiết kế với một cánh nén và một cánh tuabin, tạo ra sự đơn giản trong cấu trúc và lắp đặt. Kích thước khác nhau giữa bánh răng máy nén và tuabin có thể biến thiên vô hạn, tạo ra những đặc tính về mô-men xoắn khác nhau.
Ưu điểm: Turbo đơn đó là trong việc tăng sức mạnh động cơ một cách hiệu quả và có cách lắp đặt đơn giản. Có thể sử dụng cho các động cơ nhỏ để tạo sức mạnh tương đương với động cơ mạnh.
Nhược điểm: Turbo đơn đó là nó hạn chế có phạm vi RPM và phản ứng turbo có thể không nhanh bằng các loại turbo khác.
Turbo tăng áp kép cho người dùng nhiều sự lựa chọn bằng cách sử dụng hai bộ tăng áp cùng lúc. Loại này có thể có một bộ tăng áp cho mỗi dãy xi lanh hoặc sử dụng một bộ tăng áp đơn cho RPM thấp và một bộ tăng áp lớn hơn cho RPM cao.
Ưu điểm: Turbo tăng áp kép bao gồm đường cong mô-men phẳng hơn và công suất tốt ở cả RPM thấp và cao. Turbo kép có Mô-men xoắn thấp sẽ tốt hơn, nhưng công suất không giảm ở tốc độ RPM cao
Nhược điểm: Là chi phí cao và phức tạp trong quá trình lắp đặt.
Turbo tăng áp điện là công nghệ mới mang lại phản ứng tuyệt vời trong phạm vi vận hành của động cơ ngay cả khi ở vòng tua động cơ thấp. Turbo tăng áp điện hoạt động bằng cách sử dụng bộ tăng áp turbo một tầng.
Ưu điểm: Nó kết nối trực tiếp một động cơ điện với máy nén, giúp loại bỏ độ trễ turbo và khí thải một cách hiệu quả. Công nghệ này phù hợp cho việc thu hẹp động cơ cực độ và cải thiện hiệu suất động cơ.
Nhược điểm: Turbo tăng áp điện đó là chi phí cao và phức tạp trong quá trình lắp đặt và có trọng lượng lớn.
Giá của turbo tăng áp xe tải sẽ phụ thuộc vào từng loại turbo cụ thể và sự chênh lệch giữa từng loại khá là đáng kể. Để đảm bảo động cơ hoạt động và vận hành tốt nhất, tài xế cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn lựa loại turbo phù hợp với yêu cầu của xe.
Mỗi loại turbo đều mang đến chức năng và ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào mục tiêu sử dụng và đặc điểm kỹ thuật của từng loại, giá turbo tăng áp xe tải thường có sự biến động. Tuy nhiên giá turbo tăng áp xe tải thông thường dao động từ 4 triệu đến 7 triệu đồng tùy thuộc vào mỗi loại turbo và tính năng đi kèm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Turbo xe tải mà VIMID muốn cung cấp đến cho bạn. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp cho xe của bạn trở nên mạnh mẽ, tiết kiệm và bền bỉ hơn trong tương lai.
Xem thêm: giá cổ phiếu VVS bao nhiêu