VIMID nhận giải Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
13/12/2024737
Mục lục [Ẩn]
Quy định cấm xe tải vào thành phố là quy định nhằm giảm áp lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và góp phần giảm ô nhiễm trong nội thành. Vậy những quy định về xe tải và danh sách 22 tuyến phố cấm xe tải vào thành phố Hà Nội như thế nào? Cùng VIMID tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Vấn đề ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường tại Hà Nội luôn là vấn đề
được quan tâm. Sự gia tăng của lượng phương tiện đặc biệt là xe tải ít nhiều gây ra ách tắc giao thông và gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó việc hạn chế xe tải còn giúp những khu vực hẹp, đông dân cư hạn chế được tai nạn giao thông.
Hạn chế xe tải vào nội thành cũng góp phần giảm thiểu tình trạng kẹt xe đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Căn cứ theo quy định:
Để thực hiện tốt các quy định này, chính quyền thành phố Hà Nội đã thiết lập các trạm kiểm soát cũng như thực hiện lắp đặt camera giám sát và triển khai các biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với các trường hợp vi pháp quy định. Cùng với đó việc công bố rõ ràng về các tuyến đường cấm xe tải sẽ góp phần giúp người sử dụng xe tải và doanh nghiệp vận tải có thể dễ dàng tuân thủ quy định.
Theo quy định thì một số loại xe tải đặc biệt được phép hoạt động trong giờ cấm tải gồm:
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xe tải đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển.
Ngoài việc bị xử phạt tiền, người điều khiển xe tải thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Xem thêm: Giờ cấm xe tải và giờ quy định xe tải vào thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh
Tại Hà Nội có nhiều tuyến đường, được xác định cấm hoạt động. Những tuyến đường này thường ở nội đô khi có mật độ dân cư, mật độ giao thông cao do đó việc cấm xe tải là cần thiết.
Dưới đây là 22 tuyến đường cấm xe tải Hà Nội mà các bác tài xế xe tải cần lưu ý:
1. Cát Linh: Cấm chiều từ Khách sạn Horizon hướng về Văn Miếu
2. Hoàng Ngọc Phách: Cấm chiều từ Nguyên Hồng ra Láng Hạ
3. Hàng Đậu: Cấm chiều từ Trần Quang Khải đi vào
4. Trung Liệt: Đoạn từ Đặng Tiến Đông ra Thái Hà
5. Thuỵ Khuê: Cấm chiều đoạn Bưởi ra đường Thanh Niên
6. Hoàng Hoa Thám: Cấm một chiều từ Phan Đình Phùng ra Lạc Long Quân
7. Hùng Vương: Cấm đoạn đi qua Lăng Bác
8. Trương Định: Cấm chiều từ ngã tư Chợ Mơ đi Giải Phóng
9. Thuốc Bắc: Cấm một chiều từ Hàng Mã ra Hàng Thiếc
10. Vũ Ngọc Phan: Cấm rẽ trái từ Láng Hạ vào
11. Nguyễn Thượng Hiền: Cấm từ ngã ba Trần Bình Trọng đến ngã tư Khâm Thiên – Lê Duẩn
12.Thanh Nhàn: Cấm từ cầu Lạc Trung – Bạch Mai
13.Đội Cấn: Cấm một chiều đi từ phía Lăng Bác
14. Nguyễn Công Trứ: Cấm từ Tăng Bạt Hổ đến Phố Huế
15. Đại La: Cấm chiều từ Phố Vọng đến Bạch Mai
16. Hà Trung – Ngõ Trạm: Cấm chiều từ Chợ Hàng Da đến Phùng Hưng
17. Nguyễn Huy Tự: Cấm chiều từ Yersin
18. Nguyễn Tuân: Cấm đoạn từ Láng Hạ sang Nguyễn Trãi
19. Lê Quý Đôn: Cấm chiều ngược lại từ Trần Khánh Dư vào
20. Trung Liệt: Cầm từ Thái Thịnh ra Thái Hà
21. Lê Đại Hành: Cấm một chiều ô tô đoạn đâm hướng ra Đại Cồ Việt
22. Thụy Khuê: Cấm chiều từ Bưởi về phía Hồ Tây.
Trên đây là bài viết về quy định về xe tải vào thành phố Hà Nội và danh sách 22 tuyến phố cấm xe tải. Việc không tuân thủ các quy định (dù cố ý hay vô tình) sẽ bị xử phạt theo quy định. Do đó các bác lái xe tải hay các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hãy chú ý và cập nhật thường xuyên các quy định này nhé.