VIMID nhận giải Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
13/12/2024754
Mục lục [Ẩn]
Theo xu hướng phát triển của ngành vận tải, logistic, là một xu hướng phát triển tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, việc dịch chuyển nguồn nhân lực cho ngành nghề này ngày càng nhiều, trong đó có công việc lái xe.
Vậy lái xe tải cần bằng gì? Hãy cùng Vimid tìm hiểu các loại bằng để lái xe tải.
Xe ô tô chia ra làm nhiều loại khác nhau với nhiều loại tải trọng. Vì thế nước ta có sự phân chia nhiều hạng giấy phép lái xe tuỳ vào từng loại xe, tải trọng.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định các hạng giấy phép lái xe như sau:
Để đạt được các hạng giấy phép lái xe này, người học phải trải qua quá trình học và thực hành kiểm tra nghiêm ngặt.
Tổng hợp các bằng lái xe ô tô bao gồm giấy phép lái xe các hạng: B1.1, B1.2, B2, C1, C, D1, D2, D, E, F, FC, FD, FE.
Thông thường để lái được xe tải thì người lái phải có bằng lái xe hạng C. Bằng lái xe hạng C cho phép điều khiển xe tải có tải trọng lớn hơn 3.500kg.
Bằng lái xe hạng C là bằng lái yêu cầu cao hơn các hạng khác. Vì thế thời gian học lái của hạng C kéo dài khoảng 5 tháng, nhiều hơn so với bằng B khoảng 2 tháng.
Việc thi sát hạch bằng lái xe tải hạng C cũng tương đối khó. Vì thế để đạt được, các lái xe phải chăm chỉ luyện tập.
Với các loại xe tải chuyện dụng, xe container, xe đầu kéo, xe nâng thì lái xe phải học các loại bằng lái có quyền điều khiển đặc biệt như FC, FD…
Tuy nhiên với các loại xe tải nhiều tải trọng từ nhỏ đến lớn, bằng C đã hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu. Khi bạn đã có bằng C thì việc học nâng bằng lên hạng D cũng khá đơn giản.
Để được phép lái xe tải bạn phải bắt buộc phải có bằng hạng C. Vậy làm thế nào để được học bằng C. Điều kiện để học là gì?
Bằng lái xe tải hạng C yêu cầu người học phải từ 21 tuổi trở lên tính đến ngày thi sát hạch.
Khi đăng ký học bằng lái xe, bạn phải kê khai đầy đủ thông tin kèm theo giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp. Người học phải đảm bảo không mắc các bệnh lý sau thì mới có thể được học lái xe hạng C:
Lỗi này được hiểu là: người lái mặc dù đã có giấy phép nhưng quên không mang theo khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ – CP mức phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Khác với lỗi quên không mang giấy phép. Lỗi ngày là người lái xe không có giấy phép lái xe phù hợp phương tiện điều khiển. Mức xử phạt hành chính từ 4 triệu đồng tới 6 triệu đồng.
Giấy phép lái xe thường có thời hạn, nếu giấy phép hết hạn thì cũng bị xử phạt theo quy định. Với các giấy phép quá thời hạn đều phải làm hồ sơ đổi giấy phép lái xe theo quy định của Luật GTVT.
>> Tìm hiểu thêm:
Qua đây, các bạn đã nắm rõ lái xe tải cần bằng gì. Giấy phép lái xe hạng C chính là giấy phép để vận hành xe tải. Giấy phép hạng C thường có thời hạn trong vòng 5 năm. Nếu bạn đang có ý định muốn trở thành tài xế xe tải thì hãy đi học ngay tấm bằng này nha!