Viễn Cảnh Nào Cho Nền Kinh Tế Việt Nam Dưới Bóng Ma Covid - 19

06/04/20201168

VIỄN CẢNH NÀO CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI BÓNG MA COVID-19?

(ngày 06.04.2020)

Đợt bùng phát Covid-19 đang tấn công triệt để vào xuất khẩu của Trung Quốc và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Nền kinh tế thứ hai thế giới gần như đứng yên sau khi chính phủ Trung Quốc kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để ngăn chặn dịch bệnh chết chóc này. 

Bối cảnh kinh tế Toàn cầu

Dịch bệnh lây lan khiến người tiêu dùng lánh xa các cửa hàng, nhà hàng, hạn chế đi du lịch, các liên kết vận chuyển do đó bị gián đoạn, các chuyên gia cảnh báo chủng virus corona mới có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 2.500 tỷ USD trong năm nay.

Dịch bệnh khiến giá dầu lao dốc, nợ công tăng dần, các công ty không thể trụ vào thời điểm không kiếm ra khách hàng hoặc thiếu nguyên liệu. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ xuống dưới mức 2.5%, mức được xem là ngưỡng suy thoái với kinh tế thế giới.

Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, một số công ty đã triển khai ngay các biện pháp mạnh mẽ: General Motors Thái Lan sa thải 1.500 nhân viên, Cathay Pacific Airlines đã yêu cầu 27.000 nhân viên nghỉ không lương trong 3 tuần, HSBS chuẩn bị sa thải 10.000 nhân viên, Toshiba sa thải gần 7000 nhân viên…

Bóng ma Covid-19 bao trùm kinh tế Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chỉ trong đầu năm 2020, 30/63 tỉnh/thành phố, trong tổng số 181.597 doanh nghiệp, có 322 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động (chiếm 0,18%), 553 doanh nghiệp giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh (chiếm 0,3%), hàng chục nghìn lao động thất nghiệp.

Khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân cho thấy nếu Covid -19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản, số lao động bị giảm giờ làm bị hoặc mất việc làm từ 440.000 đến 880.000 lao động. Thậm chí, nếu dịch bùng phát, thì số lao động bị giảm giờ làm bị hoặc mất việc làm là từ 880.000 đến 1,32 triệu lao động.

Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng...

Hàng không: Mất trắng trên 1 tỷ USD, Du lịch kiệt sức, Dệt may: Công nhân nghỉ luân phiên, Covid-19 còn khiến hoạt động sản xuất có thể trì trệ, thương mại bị hạn chế, nông nghiệp, bán lẻ và dòng vốn đầu tư quốc tế cũng “dính đòn”. VIMID cũng không nằm ngoài bối cảnh khó khăn chung này!

Để CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19 VÀ BÃO SUY THOÁI 2020, Ban lãnh đạo VIMID đã kịp thời họp bàn để đưa ra các kịch bản cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra như:

  • Đưa ra giải pháp cho các hoạt động sửa chữa, dịch vụ, bán hàng nhằm phục vụ khách hàng không bị gián đoạn, đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu.
  • Chuẩn bị kế hoạch tài chính kỹ lưỡng ứng phó trong thời gian dịch bệnh diễn ra.
  • Xây dựng phương án về chế độ tiền lương/chế độ phúc lợi cho CBNV VIMID trong thời kỳ suy thoái kinh tế, đảm bảo duy trì cuộc sống ổn định cho CBNV.
  • Động viên, khích lệ nhân viên thực hành lối sống lành mạnh, tiết giảm chi phí tối đa vì bản thân/gia đình và xã hội.
  • Tích cực trong công tác truyền thông và kiểm soát CBNV tuân thủ nguyên tắc phòng tránh dịch Covid-19 của Bộ y tế, ngoài việc chủ động phòng ngừa thực hiện báo cáo ngay cho Quản lý trực tiếp khi phát hiện đã gặp – tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh, khi cơ thể có những biểu hiện của bệnh để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.

Covid19 đã nhắc nhở rằng tất cả chúng ta đều đang kết nối và mỗi người đều có thể ảnh hưởng tới người khác. Mỗi một suy nghĩ, hành động của một Vimer ngày hôm nay sẽ cho bạn đáp án khởi đầu mới hay là kết thúc?! Nó cũng nhắc nhở với chúng ta: chúng ta có thể chọn kiên nhẫn cùng công ty chia sẻ vượt qua mọi khó khăn hoặc chọn bỏ cuộc vì không cùng 1 con đường!

Trong lúc khó khăn sẽ trả lời chân thực nhất bạn là ai trong công việc của chính bạn? Hãy suy nghĩ và cùng chung tay hành động từ công việc nhỏ nhất hàng ngày bạn đang làm, để khó khăn, bệnh dịch không phải là một thảm họa mà là một sửa chữa tuyệt vời trong một chu kỳ phát triển.

TOGETHER WE CHANGE - TO GO FAR GO TOGETHER!

 

TAG :

Yêu cầu tư vấn


Đối tác

Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác
Đối Tác

19001089

Zalo