Đèn đỏ có được rẽ phải không? Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ theo quy định?
16/09/2024
Vượt đèn đỏ không chỉ là hành vi vi phạm luật giao thông, mà hoàn toàn có thể gây ra các tai nạn. Đặc biệt là đối với các phương tiện lớn như: ô tô, xe tải,... mức độ ảnh hưởng khi xảy ra tai nạn có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Chính vì vậy mức phạt đối với hành vi không tuân thủ tín hiệu giao thông được quy định rất chi tiết và nghiêm ngặt.
Quy định về tuân thủ đèn tín hiệu giao thông
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành theo hệ thống báo hiệu đường bộ.
Có thể thấy người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện lưu thông trên các tuyến đường cần phải nghiêm túc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, cụ thể là đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông.
Bên cạnh đó việc người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định nếu như: “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”. Vì vậy, trong trường hợp vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt đối với các phương tiện ô tô vượt đèn đỏ được quy định như sau:
Người điều khiển phương tiện giao thông mắc các lỗi vượt đèn đỏ cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị xử phạt hành chính từ theo khung: 4.000.000 – 6.000.000 đồng.
Lỗi vượt đèn đỏ ô tô có bị giữ bằng lái không?
Ngoài ra, người lái còn phải chịu thêm các mức hình phạt bổ sung. Xe ô tô vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian từ 1 – 3 tháng.
Trong trường hợp không chỉ không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông mà còn gây tai nạn, người lái phương tiện đó sẽ bị tước giấy phép từ 2 – 4 tháng.
Lỗi ô tô vượt đèn đỏ khi rẽ phải có bị phạt không?
Một câu hỏi được rất nhiều người tham gia giao thông thường xuyên đặt ra câu hỏi ô tô có được phép rẽ phải khi đèn đỏ không?
Việc di chuyển đến các ngã rẽ, nhiều người tham gia giao thông sẽ nhận diện được biển báo "Đèn đỏ được phép rẽ phải" và nhiều người hiểu nhầm quy tắc này sẽ áp dụng đối với tất cả các ngã tư. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ có các ngã rẽ có đặt biển báo này mới được phép rẽ phải. Trường hợp các ngã rẽ không có biển báo trên nếu người tham gia giao thông vẫn thực hiện rẽ phải được xem là vi phạm luật giao thông cụ thể là lỗi vượt đèn đỏ.
Căn cứ pháp lý tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, trong trường hợp có biển báo cho phép rẽ phải, người điều khiển các phương tiện giao thông được phép rẽ phải. Ngược lại, nếu như không có biển báo, người lái xe phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông. Việc vi phạm quy tắc này có thể sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với ô tô.
Hơn nữa, cũng căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người tài xế còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo quy định.
Theo khoản 1 và 2 Điều 6 của Thông tư số 153/2011/TT-BTC, quy định về các thủ tục thu và nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt, cá nhân hoặc tổ chức mà bị xử lý vi phạm hoàn toàn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với cơ quan xử lý vi phạm.
Cùng với đó, người bị xử lý cũng có quyền tố cáo các hành vi vi phạm trong việc xử lý hành chính không theo quy định pháp luật. Trong trường hợp khiếu nại mà được thông qua, thời gian hoàn trả số tiền phạt sẽ là 15 ngày theo quy định.
Trường hợp được vượt đèn đỏ mà không bị phạt
Đối với những phương tiện được ưu tiên như: xe cứu thương, xe cứu hỏa, và xe ưu tiên đều được phép vượt đèn đỏ. Trong tình huống mà ô tô đang dừng tại đèn đỏ và có xe cứu thương, cứu hỏa, hoặc xe ưu tiên đến từ phía sau, tài xế lái xe cần nhường đường cho các xe trên. Trong trường hợp này, việc vượt đèn đỏ hoặc thực hiện các di chuyển lệch khỏi vạch dừng có thể xem xét và miễn phạt.
Một số những trường hợp ngoại lệ khác khi người tham gia giao thông được phép vượt đèn đỏ, bao gồm:
- Trường hợp có các chỉ dẫn điều tiết giao thông từ các cán bộ cảnh sát giao thông đặc biệt trong các tuyến ùn tắc
- Trường hợp đèn xanh ưu tiên được lắp đặt và hoạt động.
- Trường hợp biển báo cho phép lưu thông.
- Trường hợp di chuyển trên vạch kẻ mắt võng bắt buộc rẽ, không được phép đi thẳng hoặc dừng lại.
Hy vọng qua bài viết trên của VIMID giúp mọi người hiểu thêm về quy định về mức phạt đối với ô tô vi phạm tín hiệu đèn đỏ nhằm mục đích cảnh báo và nâng cao nhận thức của người lái xe. Việc tuân thủ các quy tắc giao thông nói chung và theo tín hiệu giao thông là biện pháp quan trọng giúp bảo đảm an toàn cho bản thân và toàn xã hội khi tham gia giao thông.