Cúp Bô Xe Tải Là Gì? Cấu Tạo Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng?

21/12/2022

Xe tải được cấu tạo bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Nhiều bộ phận này không phải lái xe nào cũng biết. Hôm nay hãy cùng VIMID tìm hiểu về bộ phận thuộc hệ thống phanh xe tải. Đó chính là cúp bô xe tải hay cuppo xe tải. Vậy cúp bô xe tải là gì? Tìm hiểu ngay nhé!

Cúp bô xe tải là gì? Cuppo xe tải là gì?

Cúp bô xe tải hay cuppo xe tải còn được gọi là phanh khí xả. Đây là một bộ phận quan trọng đối với các dòng xe tải hạng trung trở lên. Cúp bô có tác dụng giảm tốc độ tua máy động cơ xuống thấp từ đó giúp làm giảm tốc độ của xe. Sử dụng áp suất khí xả tạo ra lực phanh để dừng xe lại.

Nhờ cúp bô xe tải mà hệ thống phanh chính sẽ được giảm tải. Điều này tránh tình trạng mất ma sát mức trên hệ thống phanh, khiến xe mất thắng, gây nguy hiểm cho người, phương tiện khác. Cúp bô cũng giúp tăng tuổi thọ của hệ thống phanh chính.

Nguyên lý làm việc của cúp bô xe tải là gì?

Cúp bô thường được các tài xế sử dụng khi đổ đèo, xuống dốc cao. Vì thế cúp bô xe tải còn được gọi là phanh đổ đèo, phanh động cơ.

Khi xe xuống dốc, lái xe sẽ bật công tác cúp bô (phanh khí xả) trên vô lăng. Khi đó bộ phận điều khiển bằng điện hoặc khí nén sẽ được kích hoạt, tác động lên cần gạt bướm gió lắp đặt trên cổ xả động cơ, đẩy van bướm gió đóng lại, tạo ra khí thải, tác động ngược lại vào buồng đốt, ngăn quá trình nạp nhiên liệu. Đồng thời các piston đi chậm lại, dẫn đến động cơ quay chậm và xe chậm lại.

Lực cúp bô lớn gấp đôi so với lực phanh chính tác động lên bánh xe. Vì thế, bạn có thể thấy khi xuống dốc 8% mà tài xế chỉ cần sử dụng cúp bô mà không cần đạp phanh.

>> Xem thêm: giá xe ben howo 4 chân

Những lưu ý khi sử dụng cúp bô xe tải là gì?

Cúp bô là loại phanh dùng động cơ để hãm chuyển động của bánh xe. Do đó, cách sử dụng cúp bô đúng là các tài tuyệt đối không được đạp côn khi sử dụng cúp bô.

Khi sử dụng cúp bô trên các đoạn đường dốc dài cũng cần phải dùng cho đúng, tránh gây nguy hiểm như sau:

Đây là quy tắc nằm lòng khi sử dụng cúp bô khi xuống dốc, đổ đèo mà tài xế nào cũng cần lưu ý.

Tuy nhiên làm thế nào để biết cúp bô có hoạt động hay không khi lái xe?

Dấu hiệu nhận biết khi bật cúp bô chế độ phanh đổ đèo, xuống dốc là gì? Đó là khi động cơ bị rung, tiếng máy kêu khác lúc chưa bật rất rõ ràng. Nguyên nhân hiện tượng trên là do khi bật cúp bô, động cơ sẽ bị chậm lại đột ngột nên gây ra tiếng kêu và rung.

Cách kiểm tra hệ thống cúp bô xe tải là gì? Để đảm bao bộ phận này hoạt động tốt

Phanh xe là bộ phận vô cùng quan trọng đối các loại xe, đặc biệt xe tải khi phải vận chuyển lượng hàng hoá lớn. Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro hiệu quả, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hệ thống phanh xe. Vậy kiểm tra bằng cách nào?

* Quan sát thật kỳ

Khi lái xe các tài xế cần lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh. Nhận biết các hiện tượng bất thường khi đạp phanh: như đạp không “ăn”, không dính. Khi đó cần phải kiểm tra ngay lập tức các vấn đề của xe. Có thể do không có lớp dầu bôi trơi hoặc liên quan đến đĩa phanh…

* Kiểm tra khoang động cơ của xe tải

Kiểm tra lượng dầu thắng trưc trong hộp. Nếu lượng dầu này xuống mức thấp thì cần tra thêm dầu vào hộp để đảm bảo an toàn khi vận hành.

* Kiểm tra tình trạng của ống dẫn dầu

Để kiểm tra tình trạng của ống dẫn dầu, hệ thống ống kim loại thì cần đưa xe đến các gara ô tô. Ở đó, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra được tình trạng ống có bị rò rỉ, đứt hay không. Nếu ống bị rò rỉ, đứt sẽ không mang dầu về đủ hệ thống thắng của xe nên dẫn đến xe phanh không ăn.

* Kiểm tra tình trạng đĩa phanh

Bạn nên kiểm tra đĩa phanh định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường ở hệ thống phanh. Các thợ bảo dưỡng xe cần phải gỡ bánh xe để kiểm tra. Nếu đĩa phanh bị trầy xước hoặc có cặn bẩn thì cần xử lý. Nếu bị trầy xước nặng phải thay đĩa phanh xe tải mới. Khi đĩa phanh bị mòn không đều sẽ dẫn đến hiện tượng xe bị rung lắc, đảo hướng thì cần láng phanh. Công tác này sẽ giúp đĩa phanh làm việc tốt hơn.

Lời kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin liên quan cúp bô xe tải là gì? Cũng như nguyên lý hoạt động, lưu ý và cách kiểm tra hệ thống phanh xe tải. Mọi thắc mắc và góp ý, các bạn vui lòng liên hệ VIMID ngay nhé!

>> Tìm hiểu thêm:

Bài viết liên quan